BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH LÀ GÌ?

bản đồ địa chính là gì

Thực trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến dưới nhiều hình thức không đơn giản. Vì vậy, việc sử dụng các dữ liệu đất đai từ bên phía cơ quan thẩm quyền nhà nước quản lý là vô cùng quan trọng làm nền tảng giải quyết những tranh chấp đất đai này. Trong đó có bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính, cùng chúng tôi tìm hiểu thuật ngữ bản đồ địa chính là gì? Và phân loại bản đồ địa chính qua bài viết dưới đây nhé.

bản đồ địa chính là gì

Bản đồ địa chính là gì?

Căn cứ theo bộ luật đất đai được quy định năm 2013 thì bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện những thửa đất và những yếu tố địa lý khác có liên quan, được lập dựa theo đơn vị hành chính xã, phường, thành phố, được cơ quan thẩm quyền nhà nước xác nhận.

Dựa theo điều 8 của thông tư số 25/2014/TT – BTNMT quy định về bản đồ địa chính như sau: Là loại bản đồ thể hiện những ghi chú và dạng đồ họa, trình bày những thông tin về vị trí địa lý, trạng thái pháp lý và ý nghĩa của những thửa đất, phản ánh những đặc trưng khác thuộc địa chính quốc gia.

Những yếu tố và nội dung chính được thể hiện trên bản đồ địa chính bao gồm:

  • Khung bản đồ địa chính.
  • Đường địa giới hành chính các cấp và mốc địa giới hành chính.
  • Các điểm khống chế tọa độ, độ cao quốc gia những hạng, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định, điểm địa chính.
  • Các mốc giới quy hoạch, chi giới hành lang để bảo vệ sự an toàn cho giao thông, đê điều, thủy lợi, hệ thống dẫn điện và những công trình công cộng khác có hành lang để bảo vệ an toàn.
  • Ranh giới của thửa đất, loại đất đai, quy mô diện tích thửa đất và số thứ tự của thửa đất.
  • Nhà để ở và các công trình xây dựng khác: Chỉ trình bày trên bản đồ những công trình xây dựng chính thích hợp với mục đích sử dụng thửa đất, bỏ qua những công trình xây dựng tạm thời. Những công trình ngầm khi có yêu cầu trình bày trên bản đồ địa chính cần phải được nêu chi tiết ở dự toán công trình – thiết kế kỹ thuật.
  • Những đối tượng chiếm đất không tạo được thửa đất như công trình thủy lợi, đường giao thông, sông, suối, kênh, đê điều, rạch và những yếu tố lấn chiếm đất khác xét theo tuyến.
  • Những công trình, địa vật mang giá trị về mặt lịch sử, xã hội, văn hóa và có ý nghĩa định hướng cao.
  • Hình dáng đất hay điểm ghi chú độ cao (khi được yêu cầu trình bày phải được thể hiện cụ thể trong dự toán công trình và bản thiết kế kỹ thuật).
  • Các ghi chú thuyết minh bản đồ.

Bản đồ địa chính là một dạng bản đồ trong chuyên ngành đất đai trên đó trình bày cụ thể chính xác vị trí của ranh giới, quy mô diện tích và một số thông tin địa chính quan trọng khác của mỗi thửa đất và vùng đất. Ngoài ra, bản đồ địa chính còn thể hiện những đặc điểm địa lý khác có liên quan đến đất đai được lập dựa theo đơn vị hành chính cơ sở của xã, phường, thành phố và nhất quán trong phạm vi trên cả nước.

Phân loại bản đồ địa chính:

Bản đồ địa chính được lập ra theo các tỷ lệ 1:10000, 1:5000, 1:2000, 1:1000, 1:500 và 1:200 trên bề mặt phẳng chiếu hình, theo múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục dựa theo từng tỉnh, dựa theo hệ quy chiếu và hệ tọa độ, hệ độ cao quốc gia VN-2000.

Xem thửa đất trên bản đồ địa chính như thế nào?

Thửa đất được xác định dựa theo phạm vi được quản lý, sử dụng của một cá nhân sử dụng đất hay một tổ chức cùng sử dụng đất đai hay của một cá nhân được giao quản lý đất bởi nhà nước, có cùng chung mục đích sử dụng đất đai căn cứ theo quy định pháp luật.

Cạnh của thửa đất thể hiện trên bản đồ được xác định dựa theo đoạn thẳng được nối giữa hai đỉnh liền kề trong thửa đất.

Ranh giới của thửa đất chính là đoạn đường gấp khúc tạo nên từ những cạnh thửa nối liền, bao khép kín toàn bộ phần diện tích của thửa đất đó.

Đây là những phân tích mới nhất của chúng tôi về bản đồ địa chính, cách phân loại bản đồ, cách xem thửa đất trên bản đồ. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ được thuật ngữ bản đồ địa chính là gì và có những kiến thức cần thiết giúp thuận tiện hơn khi sử dụng bản đồ này.